Khái niệm đầu thai trong tôn giáo phương Đông Đầu_thai

Ấn Độ giáo

Bài chi tiết: luân hồi

Ấn Độ ý tưởng về sự đầu thai được giới thiệu lần đầu tiên trong Áo nghĩa thư (Upanishad) (c. 800 TCN -), là những bản kinh về triết lý và tôn giáo được viết bằng tiếng Phạn. Học thuyết về sự đầu thai là không có trong bộ kinh Vệ Đà, nhìn chung được xem là bộ kinh cổ xưa nhất của Ấn Độ.

Ấn Độ giáo quan niệm rằng linh hồn (của bất kì thể sống nào - bao gồm muôn thú, con người và cây cỏ) đầu thai có liên hệ một cách phức tạp với nghiệp(karma), một khái niệm khác lần đầu được giới thiệu trong bộ Áo Nghĩa thư. Nghiệp (nghĩa đen là hành động) là tổng của các hành động của một người, và là lực sẽ quyết định sự đầu thai kế tiếp của người đó.

Vòng xoay của việc chết và tái sinh, được điều khiển bởi nghiệp, được gọi là luân hồi (samsara). Những ý tưởng về đầu thai, nghiệp, và luân hồi đều được tìm thấy trong Ấn Độ giáo, Phật giáo, đạo Jainđạo Sikh. Trong tất cả các truyền thống tôn giáo này, sự cứu rỗi cuối cùng là sự giải thoát (moksha hay là mukti) khỏi vòng luân hồi của việc chết đi và tái sinh. Trong Phật giáo, sự giải thoát này thường được nhắc đến như là niết bàn (nirvana). Các truyền thống Bhakti (sùng kính) khác xem việc giải thoát khỏi luân hồi như là sự bắt đầu của một đời sống tâm linh thật sự, tiếp tục vượt lên trên cả niết bàn và tự do khỏi cõi trần tục.

Khái niệm niết bàn được phổ biến rộng hơn (xem Phái Bất Nhị (Advaita Vedanta)]]) theo sau sự hiện diện của nhà hiền triết Ấn Độ giáo vĩ đại Adi Shankaracharya. Đối với một số trường phái Ấn Độ giáo, quan niệm rằng việc làm lắng đọng các nghiệp của một người và trở nên hài hòa cuối cùng sẽ giải thoát người đó khỏi sự đầu thai là một giáo lý trung tâm.

Theo quan điểm của Ấn Độ giáo, đầu thai không thể giống như sự xuất hiện trở lại của linh hồn hay một người ở trong một cơ thể vật chất, mà đúng hơn là cảm nhận về thế giới chỉ tồn tại như một biểu thị xung quanh nhận thức, và điều này chỉ được duy trì như là một hành động của tâm thức. Theo Adi Shankaracharya, thế giới như chúng ta thường nhận biết nó chỉ là một giấc mơ: phù du vàviển vông. Bị kẹt lại trong Luân hồi là kết quả của sự thiếu hiểu biết về bản chất thực sự của sự sinh tồn.

Phật giáo

Phật giáo chấp nhận thuyết luân hồi (samsara), quá trình của việc tái sinh; tuy nhiên, vẫn còn có những tranh luận về thứ gì được tái sinh.

Thêm vào khái niệm vô ngã, Phật giáo Tây Tạng tin rằng một đứa trẻ mới ra đời có thể là tái sinh của một vị Lạt-ma quan trọng nào đó vừa mới qua đời. Trong Phật giáo Tây Tạng, những chất liệu làm nên bản ngã nhất thời (ngũ uẩn - skandha) của một Lạt-ma quan trọng (như vị Đạt-lại Lạt-ma) được cho là tái sinh vào một trẻ sơ sinh sinh ra chín tháng sau khi vị Lạt-ma đó qua đời. Quá trình này được cho là xảy ra sau nhiều năm kết tinh ngũ uẩn qua tu tập. Và người ta nói rằng, sau khi thể xác chết, một phần của ngũ uẩn đã kết tinh (cái mà thông thường sẽ tan rã khi chết) sẽ tự gắn vào với ý thức. Nhờ đó, khi tái sinh vào một trong 6 cõi, con người mới sẽ có một phần tính cách cũ. Tuy nhiên, niềm tin này không mâu thuẫn với những lời dạy của Phật về bản chất nhất thời của bản ngã.

Phật đã nói như sau về việc tái sinh.

Kutadanta, (một vị Bà La Môn thông bác kinh điển Phệ Đà là đệ tử của Phật) nói:"Ngài tin rằng, thưa Thế tôn, chúng sinh được tái sinh;rằng họ sẽ di chuyển trong sự tiến hóa của cuộc đời;và họ phải theo quy luật của nghiệp chúng ta phải thu kết quả mà chúng ta đã gieo. Thế nhưng ngài dạy rằng linh hồn không tồn tại! Những đệ tử của ngài ca tụng sự dập tắt ham muốn là hạnh phúc cao nhất của cõi Niết bàn. Nếu như tôi chỉ đơn thuần là tổ hợp của các luân hồi, sự tồn tại của tôi sẽ chấm dứt khi tôi chết. Nếu tôi chỉ là một hỗn hợp của các cảm giác ý nghĩ và ham muốn,tôi sẽ đi về đâu khi thân thể đã tan biến?"

Đức Phật trả lời:

"Ô Brahman, ông là người ngoan đạo và nhiệt tình.Ông lo lắng một cách nghiêm túc về linh hồn của mình.Thế nhưng công sức của ông là vô ích bởi vì ông thiếu một thứ mà ông cần."

"Có sự tái sinh của tính cách,nhưng không có sự luân hồi của bản thân.Những dạng ý nghĩ của ông sẽ tái xuất hiện,nhưng không có sự luân chuyển của bản ngã.Bài thơ được thốt lên bởi người thầysẽ được tái sinh trong một học giả lặp lại những lời đó.